0

Nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ em | Safe and Sound

Theo các chuyên gia tâm lý, đái dầm ở trẻ em là tình trạng trẻ không tự chủ được việc tiểu tiện trong lúc ngủ. Trẻ dưới 5 tuổi bị đái dầm là bình thường nhưng những trẻ đã bước vào tuổi dậy thì, vị thành niên vẫn đái dầm thì cần có biện pháp can thiệp sớm.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1. Đái dầm là gì?

Các chuyên gia tâm lý cho rằng, đái dầm là chứng bệnh tiểu tiện không tự chủ vào lúc ngủ, thường xảy ra vào ban đêm hoặc buổi trưa. Gặp ở khoảng 10% trẻ em trong độ tuổi từ 5 - 6 tuổi. Đái dầm có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng phổ biến nhất là vào ban đêm trong lúc ngủ.

Ở trẻ từ 0 - 3 tuổi là lúc các em bé chưa tự chủ được ý muốn của bản thân nên tè dầm là chuyện rất bình thường. Khi trẻ lớn lên thêm một chút, lúc có nhu cầu đi vệ sinh các bé sẽ kêu lên để bố mẹ giải quyết giúp. Theo chuyên gia tâm lý, đến 5 tuổi trở đi và thường là trên 7 tuổi, các bé vẫn đái tự nhiên vào ban đêm là biểu hiện không bình thường.

 Ảnh 1: Đái dầm là chứng bệnh tiểu tiện không tự chủ vào lúc ngủ

2. Nguyên nhân dẫn tới đái dầm

Các chuyên gia tâm lý cho biết, đái dầm tiên phát là dạng đái dầm thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, một số trẻ bước vào lứa tuổi dậy thì vẫn mắc đái dầm. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng đái dầm tiên phát gồm:

  • Bé chậm phát triển những kỹ năng cần thiết khiến cho đái dầm xuất hiện. Khi bàng quang đầy nước và không thể giữ nước tiểu đến sáng, tín hiệu này sẽ được gửi đến não để bé dậy và đi vệ sinh. Tuy nhiên, bởi vì bé chưa học được kỹ năng này nên bàng quang không được kiểm soát, dẫn đến tình trạng đái dầm.
  • Do bé ngủ sâu: khi ngủ sâu quá, não của trẻ sẽ bỏ lỡ tín hiệu khi bàng quang đầy.
  • Trẻ mải chơi đùa khi tắm, quên mất việc đi vệ sinh vì thế trẻ thường hay mắc tiểu vào ban đêm.
  • Khi cơ thể của bé không sản xuất đủ hormon chống lợi tiểu (ADH) thì nước tiểu sẽ tạo ra nhiều hơn. Tình trạng đái dầm sẽ xảy ra khi bé chưa học được cách kiểm soát bàng quang.
  • Do bàng quang bị dị tật bẩm sinh.
  • Do yếu tố di truyền: nếu có cả bố và mẹ từng bị đái dầm, 77% trẻ có nguy cơ bị đái dầm; 44% nếu bố hoặc mẹ bị đái dầm . Nếu bố mẹ không bị đái dầm thì tỷ lệ này giảm còn 14%.

Ảnh 2: Đái dầm tiên phát là dạng đái dầm phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ

Không nên la mắng trẻ khi trẻ đái dầm, bởi như vậy sẽ khiến cho tình trạng thêm nặng hơn.

Các chuyên gia tâm lý khuyến cáo, không chỉ trẻ nhỏ mới bị đái dầm mà thanh thiếu niên vẫn có những trường hợp bị đái dầm. Nguyên nhân gây đái dầm thứ phát là do:

  • Do bàng quang nhỏ: khả năng giữ nước do bàng quang nhỏ sẽ thấp hơn so với những người có bàng quang bình thường. Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến cho bạn mất khả năng kiểm soát bàng quang do co thắt bàng quang.
  • Các bé bước vào tuổi dậy thì có nhiều sự thay đổi về hormone gây ảnh hưởng đến hormone ADH khiến cho ban đêm nước tiểu được sản xuất nhiều hơn.
  • Khi trẻ có vấn đề về sức khỏe như bị tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu,... sẽ khiến cho trẻ đi tiểu nhiều cả ban ngày và ban đêm.
  • Tâm trạng lo lắng, căng thẳng sẽ khiến trẻ bị đái dầm. Nếu tình trạng này kéo dài, đái dầm ở trẻ sẽ càng thêm trầm trọng.
  • Không nên cho bé uống cafe trước khi đi ngủ bởi caffeine sẽ khiến trẻ đi tiểu nhiều hơn.
  • Hệ thần kinh của trẻ có vấn đề bất thường nên gây ra tình trạng đái dầm ở trẻ.
: Nguyên nhân gây đái dầm ở trẻ em | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound